Đặt Tour: 0902 107 107

Dịch Vụ Tư Vấn Định Cư Tại Mỹ

Đất nước Mỹ có rất nhiều điều kiện về chính trị mở, kinh tế phát triển, giáo dục, y tế hàng đầu và cơ hội việc làm cao chính vì vậy ngày càng có nhiều người , đặc biệt là người châu Á muốn định cư và lập nghiệp lâu dài trên đất nước này.

Mời các bạn cùng công ty Bazan chúng tôi điểm qua một vài những lưu ý về điều kiện, hồ sơ cũng như những quy trình thủ tụ xin phỏng vấn khi qua Mỹ định cư nhé!
1. Điều kiện
Muốn định cư ở Mỹ nhưng để được định cư vĩnh viễn thì những người ngoại quốc đòi hỏi phải đạt được những điều kiện cụ thể theo đạọ luật Di Dân năm 1990 (1990 Immigration Act)
Đạo luật phân loại các di dân như sau:
1.1. Diện thân nhân trực tiếp của công dân Hoa Kỳ (Immediate Relatives of U.S. Citizens) bao gồm:
-Vợ hoặc chồng
-Con dưới 21 tuổi còn độc thân (con chính thức; con ngoại hôn; con nuôi)
-Cha mẹ (nếu công dân Hoa Kỳ trên 21 tuổi)


xin-visa-my

Xin Visa định cư Mỹ


1.2 Diện bảo lãnh gia đình (Family-sponsored) bao gồm:
-Ưu tiên 1: Dành cho con còn độc thân của công dân Hoa Kỳ trên 21 tuổi.
-Ưu tiên 2 (gồm có A và B):
2A: Dành cho vợ và con còn độc thân dưới 21 tuổi của người thường trú nhân (Permanet Resident).
2B: Dành cho con còn độc thân trên 21 tuổi của người thường trú nhân (Permanet Resident).
-Ưu tiên 3: Dành cho con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ
-Ưu tiên 4: Anh chị em của công dân Hoa Kỳ.
1.3.Diện Việc Làm (employment-based):
- Công nhân ưu tiên (Priority Workers) bao gồm các công dân ở nước khác có năng lực đặc biệt về nghệ thuật, khoa học, giáo dục, thương mại, hoặc thể thao.
- Các nhà chuyên nghiệp (professionals) có bằng cấp cao và có tài năng.
- Các công nhân có tay nghề cao, có khả năng chuyên môn cũng như không có khả năng chuyên môn.
- Loại di dân đặc biệt bao gồm các giáo sĩ, nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ tại hải ngoại đã phục vụ trên 15 năm, công nhân của Công Ty kênh đào Panama.
- Các nhà đầu tư trên 1.000.000 USD và tạo việc làm cho ít nhất là 10 công dân Hoa Kỳ.
1.4 Diện Tỵ Nạn
Dành cho những người không muốn hoặc không thể trở về quốc gia vì sợ trù dập vì lý do tôn giáo, chính trị, quốc tịch, hoặc sắc tộc.
Ngoài ra, còn có diện Fiancé, mặc dù không thuộc diện di dân nhưng người được bảo lãnh vẫn có thể ở lại định cư tại Hoa Kỳ với điều kiện là phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày đến Hoa Kỳ.
2. Các diện ưu tiên và thời gian giải quyết hồ sơ diện Bảo lãnh gia đình
Có nhiều trường hợp đã làm và gửi hồ sơ nhân thân bảo lãnh rất nhiều năm nhưng chưa thấy gọi đi phỏng vấn. Để trả lời thắc mắc này của rất nhiều độc giả, chúng tôi xin đưa ra phần tư vấn về diện ưu tiên và thời gian giải quyết hồ sơ theo luật Di Dân của Mỹ ngay dưới đây nhé!
2.1 CÁC diện ưu tiên (PREFERENCES):
- Ðối với vợ hoặc con còn độc thân dưới 21 tuổi, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ thì được xem là diện trực tiếp (immediate relatives). Ðới với diện này thì đương đơn không phải lệ thuộc vào số người giới hạn hàng năm do Sở Di Trú ấn định. Khi hồ sơ của đương đơn đã được chấp thuận thì sẽ Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ(BCIS) cùng Trung tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tiến hành thủ tục để cấp visa ngay.
-Riêng một số diện khác thì phải chờ đến lượt hồ sơ của mình được cấp visa.
2.1.1 Diện ưu tiên cơ bản
-Ưu tiên 1: Dành cho con còn độc thân của công dân Hoa Kỳ trên 21 tuổi.
-Ưu tiên 2 gồm có A và B:
+2A: Dành cho vợ và con còn độc thân dưới 21 tuổi của người thường trú nhân (Permanet Alien).
+2B: Dành cho con còn độc thân trên 21 tuổi của người thường trú nhân (Permanet Alien).
3. Hồ sơ chuẩn bị và quy trình – thủ tục xin ngày phỏng vấn
3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
Để đạt được điều kiện theo luật di trú Mỹ, ngoài những giấy tờ cá nhân giữa người bảo lãnh (USA) và thân nhân (VN), bạn cần chuẩn bị thêm bằng chứng mối liên hệ như hình ảnh chụp chung, thư từ, email, gởi tiền v.v…
- Nếu bảo lãnh diện cha mẹ, anh chị em, con. Bạn nên chuẩn bị thêm: Học bạ, sổ gia đình công giáo, phật tử, hộ khẩu cũ có tên người bảo lãnh (USA), các bằng chứng này có thể thay cho giấy khai sinh bị thất lạc.
- Nếu bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê và vợ chồng cần thêm: Vé máy bay các chuyến về VN, bản tường trình kể rõ hoàn cảnh quen nhau theo thứ tự thời gian.
3.2 Quy trình và thủ tục xin phỏng vấn
-Sau một thời gian nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được thư thông báo của USCIS “Hồ sơ chấp thuận”. Sau đó, hồ sơ được gởi lên Trung Tâm Chiếu Khán Visa (NVC_National Visa Center) và chờ ngày đáo hạn Visa.
- Về phía thân nhân bên Việt Nam, cần gởi ngay mẫu “Chọn người đại diện” về cho NVC. Nên chọn người bảo lãnh bên USA để nhận thông báo của NVC.
- Nhiệm vụ của bạn trong thời gian chờ đợi là phải thường xuyên theo dõi mục Visa Bulletin (website U.S Department of States) để biết ngày đáo hạn của hồ sơ và có sự sắp xếp hợp lý, chính xác.
a. Tóm tắt các bước của hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ
- Xin số hồ sơ phỏng vấn và mật mã đóng tiền Visa.
- Thân nhân bạn ở VN gởi giấy tờ “Bản sao có công chứng” như: Hộ chiếu, khai sinh, hôn thú, ly dị, phiếu lý lịch tư pháp, hình 4x6 của từng thành viên trong gia đình đến người bảo lãnh của bạn ở USA.
- Chuẩn bị mẫu DS230 & I-864 cho từng thành viên trong gia đình.
- Sau khi đóng tiền Visa, bạn có thể gởi ngay các giấy tờ nói trên và kèm theo mẫu đơn DS230 & I-864 về NVC để xin ngày phỏng vấn.
b.Lưu ý diện bảo lãnh hôn phu / hôn thê
NVC sẽ gởi thẳng hồ sơ về cho U.S Consulate ở VN và thông báo số hồ sơ phỏng vấn cho người bảo lãnh ở USA. Sau khi có số hồ sơ thông báo của NVC, hôn phu / hôn thê bạn có thể nộp mẫu DS230 ở US Consulate để xin ngày phỏng vấn.
c.Lưu ý diện bảo lãnh vợ chồng
Vì là diện ưu tiên một, người bảo lãnh có thể hoàn tất thủ tục 1-4 như nói trên trong thời gian ngắn nhất để có ngày phỏng vấn cho vợ hoặc chồng ở Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ nội dung của vấn đề Làm hồ sơ bảo lãnh định cư ở Mỹ. Hy vọng chúng tôi đã phần nào giải quyết được những thắc mắc của mọi người đang có dự định sang Mỹ định cư nhé! Để biết thêm các thông tin chi tiết về chương trình định cư, thủ tục, trình tự, thời gian xét duyệt… Bạn có thể tham khảo thêm tại email info@bazantravel.com hoặc gọi điện thoại 0977541904 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết các bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook