Đặt Tour: 0902 107 107

Độc đáo thuyền độc mộc ở Kon Tum

doc-dao-thuyen-doc-moc-o-kon-tum-1Với nhiều đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, thuyền độc mộc là một phương tiện quen thuộc gắn bó lâu đời với cuộc sống của họ. Không chỉ có ích trong cuộc sống thường ngày, thuyền độc mộc với nhiều người dân nơi đây còn gắn liền với đời sống, với bản sắc văn hóa độc đáo. Còn đối với du khách có dịp đi du lịch đến Tây Nguyên, biết đến thuyền độc mộc như một sự khám phá thú vị, ở nhiều góc độ không chỉ đơn thuần là phương tiện chuyên chở đi lại trên sông nước.

doc-dao-thuyen-doc-moc-o-kon-tum

Khác với nhiều loại thuyền khác được lắp ghép bởi nhiều mảnh gỗ, thì thuyền độc mộc qua bàn tay của người thợ được đục đẽo nguyên khối.

Theo hành trình du lịch Kon Tum, cùng tìm hiểu chiếc thuyền độc mộc thật độc đáo, du khách sẽ thấy, như cái tên, thuyền độc mộc được làm từ một cây gỗ lớn. Khác với nhiều loại thuyền khác được lắp ghép bởi nhiều mảnh gỗ, thì thuyền độc mộc qua bàn tay của người thợ được đục đẽo nguyên khối. Khó để biết thuyền độc mộc có từ khi nào, người ta chỉ biết đến đây là loại thuyền có thể chịu sự va đập mạnh, đi qua nhiều sông ở miền núi có độ hẹp, dốc hay mênh mông nơi địa hình đa dạng và phức tạp như ở Tây nguyên.

Để có được một chiếc thuyền độc mộc tốt thì cần chọn gỗ, với người dân ở Kon Tum, gỗ được chọn thường là gỗ sao xanh, gỗ lim, nhưng loại tốt nhất phải nhắc đến Hơmal một loại gỗ rất dẻo, dai, bền. Những cây gỗ quý này phải có hàng chục năm tuổi, dài cả chục mét, thân to. Sau khi đốn gỗ những người thợ khéo léo dùng rìu để khoét lòng thuyền, đẽo múi thuyền, bào nhẵn và để có một chiếc thuyền độc mộc tốt phải mất vài tuần mới hoàn thành.

doc-dao-thuyen-doc-moc-o-kon-tum-2

Lễ hội đua thuyền độc mộc được tổ chức vào tháng giêng hằng năm

Nhưng không phải đục đẽo là ra chiếc thuyền, những người thợ hẳn phải lành nghề lắm, mới tính toán được sự cân đối ở thuyền. Hơn nữa với phong tục người dân bản địa, chiếc thuyền độc mộc còn là một công trình nghệ thuật, họ rất trân trọng nó. Vì thế, khi hạ thủy thuyền độc mộc, người dân thường làm lễ tạ ơn cúng Giàng, dùng rượu và tiết gà tưới lên thuyền.

Thuyền độc mộc với những người dân nơi đây còn là nơi thể hiện sức mạnh, chỉ những thanh niên khỏe mạnh, có kinh nghiệm sông nước mới chèo thuyền. Và hằng năm, tại nơi đây vào mồng 6 tháng giêng đều có hội đua thuyền độc mộc rất sôi động.

Đến nay, cùng nhịp sống hiện đại thuyền độc mộc không còn là sự lựa chọn ưu tiên về vận chuyển chuyên chở trên sông nước của nhiều người dân ở Kon Tum. Phần lớn thuyền độc mộc hiện có, là để phục vụ du khách và được dùng vào những dịp lễ hội đua thuyền truyền thống của địa phương. Dù thời gian có trôi, thuyền độc mộc có thường được sử dụng hay không, với người dân Kon Tum nói riêng và người Tây nguyên nói chung, với họ, hình ảnh những chiếc thuyền độc mộc vẫn là nét đẹp văn hóa ăn sâu vào máu thịt, một nét đẹp độc đáo được giữ gìn qua nhiều thế hệ và mãi còn được gìn giữ đến tận mai này.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook