Đặt Tour: 0902 107 107

Thánh Thất Đà Lạt và hành trình dài để gắn với chữ “nhất”

Khi tổ chức tour du lịch, các nhà điều hành không bỏ qua những đặc thù tour liên quan đến hành hương hay tìm hiểu về các tôn giáo, cũng như tham quan những công trình kiến trúc liên quan. Không chỉ tổ chức các tour chuyên biệt tìm hiểu về một tôn giáo nào, sự kết hợp phong phú giữa các công trình kiến trúc của các tôn giáo lớn ở nước ta như Đạo Phật, Kito Giáo, Đạo Cao Đài,…đã giúp du khách mở mang rất nhiều.

Riêng nói về đạo Cao Đài, ngoài Tòa Thánh Tây Ninh đã rất nổi tiếng, còn hai Thánh Thất khác được nhắc đến rất nhiều trong đó có Thánh Thất Đa Phước hay còn gọi Thánh Thất Đà Lạt tại xứ sở ngàn hoa thông reo bạt gió.

Tour tham quan Đà Lạt nếu có ghé đến thăm các công trình kiến trúc nổi trội và mang nhiều ý nghĩa, thì chắc chắn sẽ có Thánh Thất Đa Phước. Thánh Thất này nằm ở phía đông của thành phố, cách trung tâm trên 5 cây số, thuộc Hội thánh Cao Đài Tây Ninh.

thanh-that-da-lat-3

Thánh Thất Đà Lạt

Thánh Thất Đà Lạt và một hành trình dài theo lịch sử đất nước

Với các hành trình du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm, du khách thường có dip tham quan nhiều công trình kiến trúc ở Đà Lạt gắn với nhiều sự kiện trong lịch sử nước nhà, Thánh Thất Đà Lạt cũng là một trong số đó. Thánh Thất Đà Lạt được đặt nền móng xây dựng và trở thành nơi cử hành các nghi lễ tôn giáo của Tộc Đạo Đà Lạt từ năm 1938. Đến năm 1941, Thánh Thất được trùng tu và có thêm Điện thờ Phật Mẫu. Những năm 1950, Tòa Thánh Tây Ninh đã có dự kiến nâng cấp Thánh Thất Đà Lạt nhưng không thể thực hiện được vì gặp nhiều cản trở khó khăn từ các biến động thời cuộc. Đến những năm 1970, sau gần 20 năm, Đạo Cao Đài ở Đà Lạt vẫn phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lúc tăng trưởng nhất định về Hương đạo lẫn số lượng tín đồ, lúc ở giai đoạn các tín đồ chỉ thực hiện nghi lễ tại nhà khi hệ thống tổ chức của Đạo Cao Đài ở đây bị giải thể. Cho đến năm 1997, Đạo Cao Đài được công nhận tư cách pháp nhân, cũng từ thời điểm này trở đi, các hoạt động, nghi lễ được duy trì trong tâm thái phấn khởi hơn. Con số 8.000 tín đồ theo đạo đã phần nào chứng minh sự phát triển ổn định và sự lan tỏa của Đạo Cao Đài tại Đà Lạt.

Thánh Thất Đà Lạt với diện mạo mới

thanh-that-da-lat-2

Thánh Thất Đà Lạt

Chính từ sự gia tăng số lượng người theo đạo đã đòi hỏi cơ sở vật chất đảm bảo hơn, để phục vụ đời sống đạo của tín đồ, vì thế năm 2005 Thánh Thất Đà Lạt đã được khởi công xây dựng lại. Trên tổng diện tích gần 15.000 m2, diện tích xây dựng trên 1.500 m2 và chi phí xây dựng hơn 7 tỷ đồng, đến năm 2010, sau 5 năm, công trình hoàn thành, được đánh giá là Thánh Thất Cao Đài quy mô nhất đất nước.

Về kiến trúc, Thánh Thất Đà Lạt được xây dựng theo mẫu số 2 của Tòa Thánh Tây Ninh. Đây là mẫu lớn nhất trong 5 mẫu xây dựng thánh thất theo họa đồ xây dựng Thánh Thất của Ban Kiến Trúc Tòa Thánh. Thánh Thất Đà Lạt lớn nhất nước ta, không bởi chỉ từ nhu cầu phụng vụ sinh hoạt tôn giáo, mà còn bởi có vị trí lẫn diện tích phù hợp, cũng như tâm thế của công trình giữa một thành phố mang bản mệnh du lịch Đà Lạt. Kiến trúc tổng thể của Thánh Thất Đà Lạt tuân thủ đúng quy chuẩn quy định cho phép của Tòa Thánh Tây Ninh. Cấu trúc của Thánh Thất này có đủ các khu vực Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài. Mỗi khu vực đều mang sắc thái đặc trưng tiêu biểu và chức năng riêng giống như ở Tòa Thánh Tây Ninh vậy. Tuy nhiên một số chi tiết trong trang trí được thay đổi, sự thay đổi này góp phần làm điểm nhấn ấn tượng cho Thánh Thất Đà Lạt.

Thăm Thánh Thất Đà Lạt trong hành trình khám phá Đà Lạt

Trong Đạo Cao Đài, các thánh thất được xây dựng đều tuân thủ khá nghiêm ngặt theo các quy chuẩn kiến trúc của Tòa Thánh đã thiết lập. Sự tuân thủ này có thể khiến du khách dễ cho rằng, thăm các thánh thất có lẽ cũng không có nhiều ấn tượng bởi nét kiến trúc dù đẹp độc đáo nhưng có phần giống nhau. Dù vậy khi có dịp thực hiện tour du lịch Đà Lạt 3 ngày, ghé đến tham quan Thánh Thất Đà Lạt, du khách sẽ cảm nhận vẻ khác biệt của nơi này. Sự khác biệt chính nhờ không gian bao quanh Thánh Thất. Vị trí nằm trên ngọn đồi gió lộng, quanh Thánh Thất có những hàng thông xanh reo vi vu khiến cho toàn thể điểm đến mang sắc thái rất riêng của Đà Lạt. Tại đây, du khách vừa tìm thấy sự yên tịnh trang nghiêm, trộn lẫn chút nên thơ của không gian phố núi một vẻ đặc trưng thi vị hòa quyện trong các công trình kiến trúc, mà chỉ riêng ở thành phố này mới có. Và nhiều du khách đã có dịp tham quan cũng cho rằng, Thánh Thất Đà Lạt không chỉ là Thánh Thất lớn nhất cả nước, còn là Thánh Thất mang vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc ấn tượng nhất.

thanh-that-da-lat

Thánh Thất Đà Lạt

Thánh Thất Đà Lạt có thể nói là một công trình khá khác biệt trong hàng loạt các công trình thánh thất của Đạo Cao Đài trên cả nước. Sự khác biệt thể hiện ở cảnh quan đặc trưng của phố núi Đà Lạt, chính cảnh quan cũng góp phần rất lớn làm cho Thánh Thất này ngoài việc giữ vẻ nghiêm tịnh vốn có, vẻ độc đáo của kiến trúc đặc trưng ấn tượng của Đạo Cao Đài, còn trộn lẫn chút nên thơ thanh thoát khác lạ, khiến lòng người trở nên nhanh chóng dịu nhẹ khi đặt chân đến thăm.

 

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook