Tết Trùng Cửu 2020 Ngày Nào? Nên Làm Gì Để May Mắn Cả Năm?
Tết Trùng Cửu là một ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Ngày Tết này được lưu truyền, tổ chức hàng năm nhằm mục đích cầu nguyện sự trường thọ. Đồng thời ngày tết cũng là ngày dể thể hiện tấm lòng yêu thương dành cho những người thân trong gia đình. Vậy Tết Trùng Cửu ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Cùng Bazan Travel tìm câu trả lời đầy đủ qua bài viết sau.
1. Tết Trùng Cửu ngày nào?
Tết Trùng Cửu còn được người dân gọi với cái tên khác là Tết Trùng Dương. Nếu Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch thì tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ giành cho người cao tuổi. Số 9 có mặt trong cả ngày và tháng, lặp lại hệt nhau nên người ta gọi là Trùng Cửu, Trùng Dương. Cụm từ ấy cũng tượng trưng cho sự trường thọ của con người trong cuộc sống.
Vào ngày Tết Trung Cửu cũng là lúc thời tiết đang ở mùa đẹp nhất trong năm.Theo quan niệm của một số người xưa, số 9 là số cực dương, đứng cao nhất trong dãy số đếm vì thế nó chứa đựng nhiều ý nghĩa may mắn, tốt lành.
2. Tết Trùng Cửu 2020 ngày nào?
Tết Trùng Cửu 2020 theo lịch Vạn niên được diễn ra vào chủ nhật ngày 25/10 dương lịch. Tết Trùng Cửu năm nay diễn ra đúng ngày cuối tuần nên bạn có thể tranh thủ cùng bạn bè leo núi, ngắm cảnh.
3. Giải nghĩa tên gọi Tết Trùng Cửu
"Từ Thanh" cũng là một cách gọi khác mà người dân khi nói về Tết Trùng Cửu. Từ đó có nghĩa là "tạm biệt cỏ xanh". Sau ngày Tết Trùng Cửu diễn ra thì thời tiết bắt đầu "rục rịch" chuyển từ Thu sang Đông.
Khi đi qua khoảnh khắc đẹp nhất trong năm là từ mùa thu mát mẻ sang mùa đông lạnh lẽo. Cây cối lúc này cũng mất đi sinh khí, lá rụng héo úa rất không thích hợp cho những chuyến đi chơi,. thưởng ngoạn. Cũng chính vì thế mà Tết Trùng Cửu sẽ là cơ hội để bạn thỏa sức vi vu, tham quan cảnh đẹp của đất trời trước khi vạn vật chuyển mình sang đông. Vào ngày Tết Trùng Cửu, nhiều người, gia đình thường hay có những phong tục như leo núi, uống rượu hoa cúc để cảm nhận hết vẻ đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên.
4. Nguồn gốc Tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu có nguồn gốc ở nước Trung Quốc. Sự ra đời của ngày lễ Tết này đã gắn liền với nhiều sự tích.
4.1. Sự tích về Tết Trùng Cửu trong " Tục Tề hài ký"
Chuyện kể rằng vào thời Hán, trong "Tục Tề hài ký" có ghi chép lại một câu chuyện: " Vào khoảng những năm 25 - 250, đời Hậu Hán có Hoàng Cảnh xuất thân ở huyện Nhữ Nam, học đạo tiên với thầy là Phí Trường Phòng. Bỗng một ngày, Trường Phòng kêu Cảnh lại và bảo: "Ngày 9/9 sắp tới, gia đình ngươi sẽ trải qua một tai nạn, vì thế người đem các anh em trong nhà lên núi. Nhớ là tay phải đeo một chiếc túi đỏ, bên trong đựng hạt thù du. Khi lên núi uống rượu hoa cúc thì tối về sẽ may mắn thoát khỏi kiếp nạn".
Sau khi nghe xong, Hoàng Cảnh liền răm rắp nghe theo. Bất ngờ thay khi trở về nhà vào buổi tối thì chứng kiến khung cảnh gà, vịt, heo, chó trong nhà chết hết vì bệnh dịch. Chính vì kì tích trên nên cứ đến ngày 9/9 âm lịch hàng năm, người dân sẽ bỏ nhà lên núi lánh nạn,.... Việc làm ấy làm lâu dần thành tục lệ gọi là Tết Trùng Cửu. Trải qua thời gian, ý nghĩa ngày Tết đã được thay đổi và dành riêng cho những tao nhân cùng khách, bạn bè lên núi uống rượu ngâm thơ.
4.2. Sự tích về Tết Trùng Cửu trong "Phong Thổ Ký"
Trong cuốn sách "Phong Thổ Ký" chép lại" Vào những năm 2205 -1818 trước D.L, cuối đời nhà Hạ. Lúc bấy giờ vị vua vô cùng dâm bạo tàn ác làm khổ muôn dân, thấy bách tính lầm than nên Thượng Đế đã giáng một trận thủy tai lớn nhấn chìn ruộng vườn, nhà cửa nhằm răn đê hoàng đế. Trận thủy tai đó diễn ra đúng ngày 9/9 nên cứ đến ngày đấy hằng năm, nhân dân lo lắng, hoang mang nên đua nhau đưa thực phẩm lên núi để tránh nạn. Làm lâu qua nhiều năm nên tục ấy đã thành lệ.
4.3. Sự tích về Tết Trùng Cửu vào thời Hán Văn Đế
Vào năm 176 - 156 trước D.L, đời Hán Văn Đế. Lúc ấy hoàng đế cho xây dựng đài cao 30 trượng ở trong cung. Cứ đến ngày 9/9 hàng năm, vua và hoàng hậu cùng các vương phi dẫn nhau lên đài ở đến hết ngày. Sau này vào thời đại nhà Đường (618 - 907) đã lấy ngày 9/9 làm ngày Tết Trùng Cửu. Vào ngày này, các thi sĩ mang rượu cùng nhau lên núi say sưa ngâm thơ, ngâm vịnh.
5. Ý nghĩa Tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Đường. Đó là thời kì nước ta đang bị nhà Đường xâm lược nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phong tục văn hóa nhà Đường. Tuy nhiên nhân dân ta không chịu hòa nhập hoàn toàn mà tục lệ ấy được cải biến so với bản nguyên gốc ở Trung Hoa.
Ở Trung Hoa vào ngày 9/9 âm lịch thường niên là thời điểm hoa cúc đua nhau khoe sắc, báo hiệu một mùa đông lạnh lẽo sắp đến. Chính vì thế tranh thủ những ngày còn ấm áp của những ngày cuối thu, người dân tranh thủ thiên nhiên còn tươi đẹp để lên núi ngắm cảnh, uống rượu hoa cúc. Loài hoa cúc nở rất bền, lâu tàn nên đã trở thành biểu tượng cho sự thắm thiết của tình bạn của các nho sĩ thời xa xưa.
Tại Việt Nam thời xưa, dân cư tập trung đông đúc ở cùng đồng bằng sông Hồng, nơi đây ít có đồi nùi nên ít người có thói quen lên núi cùng bạn ngâm thơ. Cũng vì lẽ đó mà ngày Tết này ở Việt Nam ít phố biến hơn so với các ngày lễ Tết khác.
Tuy không nhiều người biết đến Tết Trùng Cửu nhưng ở nước ta, người dân vẫn xem đây là ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa phòng trừ bệnh tật, xua đuổi côn trùng, có điểm khá giống với Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, người dân Việt Nam cũng uống rượu hoa cúc, đeo thù du để không bị ốm khi tiết trời thay đổi.
Thời gian trước Tết Trùng Cửu , trời thu ở Việt Nam thường mưa bay, thời tiết ẩm ương, ngày nắng đêm lạnh thay đổi thất thường. Thời điểm chuyển giao thời tiết có nhiều gió độc nên con người dễ ốm, sinh bệnh tật. Chính vì vậy trong khoảng thời gian này cần chú ý đề phòng các loại côn trùng. Uống rượu hoa cúc sẽ giúp tiêu độc, mát gan, giải nhiệt, giải cảm,... Cây thù du có đặc tính cay nóng, thơm nên có thể đuổi muỗi, côn trùng.
6. Phong tục tập quán vào ngày Tết Trùng Cửu
6.1. Leo núi vào ngày Tết Trùng Cửu
Vào ngày Tết Trùng Cửu, nhiều người dân thường chọn đi leo núi ở vùng ngoại thành. Thời tiết lúc này rất đẹp, gió mát, trời xanh nên bạn có thể tự do ngắm cảnh từ trên cao và cảm nhận không khí mát lành khác xa nơi thành thị bụi bặm.
6.2. Ăn bánh cao vào ngày Tết Trùng Cửu
Vào ngày Tết Trùng Cửu người dân thường ăn bánh cao. Bánh này được nấu từ bột gạo xay, sau đó nấu cùng nước đường đỏ rồi hấp chín lên. Bánh có hình dạng 9 tầng như tòa bảo tháp. Bánh này tượng trưng cho số 9, trên cùng của chiếc bánh người thợ cho điểm to thêm cành phù du hoặc 2 con dê với ý nghĩa là món ăn dành cho Tết Trùng Cửu.
6.3. Uống rượu hoa cúc và ngắm hoa cúc
Tục uống rượu hoa cúc vào dịp Tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ thời kỳ nhà Tấn, lúc đó có vị ẩn sĩ tên Đào Uyên Minh từ quan triều đình về Giang Tây ngâm thơ, trồng hoa cúc. Ông xô cùng có thiện cảm với loài hoa này và sẽ ngâm thơ hay khi được uống một ngụm rượu.
Vào một ngày Trùng Dương, ông ngắm hoa cúc, muốn uống rượu nhưng gia cảnh khó khăn nên việc có rượu uống là điều xa xỉ. Lúc đấy ông đã ngắt hoa cúc để ăn nhưng vẫn không say. Đúng thời điểm đó, có một vị sai nhân là Vương Hoằng đã đem đến một bình rượu tặng Uyên Minh.
Sau khi nhận rượu, vị ẩn sĩ vô cùng vui mừng, mở rượu ra uống cho đến lúc say. Chính vì vậy mà sau này, người dân cho hoa cúc vào rượu nếp. Các văn nhân thấy vậy nên hay bắt chước làm theo và lấy ngày 9/9 làm ngày uống rượu hoa cúc ngâm vịnh.
Cùng với việc uống rượu thì vào ngày Tết Trùng Cửu, người dân còn thường ngắm nhìn hoa cúc. Loài hoa này là biểu tượng của sự thanh cao, cao thượng, tượng trưng cho tình bạn thắm thiết của các danh sĩ.
6.4. Cài lá châu du lên áo
Vào ngày Tết Trùng Cửu, người dân còn có một tục lệ là cài lá châu du lên áo để phòng tai ương. Thói quen này đã có từ thời kỳ nhà Đường. Ở Trung Hoa, châu du là loài cây có quả màu đỏ, loài quả này có tác dụng như một vị thuốc. Sau khi chín đỏ có tính ôn nhiệt và khử độc rất tốt. Người dân cho rằng khi gắn cành châu du lên người đúng ngày 9/9 âm lịch sẽ xua đuổi những điều xấu.
7. Làm gì để nhận may mắn trong Tết Trùng Cửu
7.1. Hiếu kính với cha mẹ
Đối với một số người dân Tết Trùng Dương còn là ngày của người già. Sau khi hoa màu được thu hoạch hết vào mùa thu thì con cháu trong nhà có nhiều món ngon để dâng tặng cho cha mẹ, ông bà. Nhân ngày này cũng có thể tặng tiền cho đấng sinh thành để hưởng thụ tuổi già.
7.2. Mua vàng để may mắn
Một số người dân quan niệm rằng, vào 9/9 âm lịch hàng năm nếu mua vàng rồi tích trữ trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, giữ được lộc trong suốt cả năm. Chính vì lẽ đó mà người người nhà nhà đua nhau mua vàng vào dịp Tết Trùng Cửu. Nếu có điều kiện và thời gian hãy mua cho mình một ít vàng vào ngày Tết Trùng Cửu để cầu nguyện cho cả gia đình sự may mắn, vượng khí nhé.
7.3. Ném cam vàng ra cửa để nhận may mắn
Vào ngày Tết Trùng Dương có một tương truyền khá đặc biệt về quả cam vàng. Vào mùa thu, cây cam vàng phát triển rất tốt. Người xưa truyền tai nhau rằng nếu ném quả cam vàng vào 9/9 âm lịch thì có thể đẩy được những điều không may ra ngoài đồng thời những điều may mắn sẽ tới. Trước khi ném thì đọc nhỏ những hy vọng của bản thân về sức khỏe, công việc, cuộc sống hoặc tình duyên,...Có một số địa phương, người dân sẽ viết trực tiếp lên vỏ quả cam rồi cầu nguyện.
Tết Trùng Cửu là một ngày Tết cổ của dân tộc nên giờ đây vào ngày này, người Việt thường chỉ thắp nhanh để tưởng nhớ chứ không làm mâm cỗ linh đình như những ngày lễ lớn khác trong năm.
Thu Mơ
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ