Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ Tịch Điền - Lễ hội của đất Thần Kinh

le-tich-dien-o-hue1Huế là nơi chứa cả một kho tàng nghi lễ bởi lẽ nơi đây vốn được mệnh danh là đất Thần Kinh. Huế đẹp mộng mơ vẫn là điểm đến của nhiều tour du lịch trong nước.  Nếu đến Huế vào tháng 5 âm lịch, bạn sẽ có dịp khám phá Lễ tịch Điền, một lễ hội từng được vua Minh Mạng xuống Dụ xem việc này “thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả”.

le-tich-dien-o-hueLễ hội Huế vốn muôn màu, muôn vẻ: Lễ Tế trời ở đàn Nam Giao, Lễ Cầu Tài, Cầu Lộc, tết Đoan Ngọ, lễ Rước Hến, lễ Vu Lan,...Và trong tour Huế 4 ngày 3 đêm, nhất định bạn phải dành thời gian khám phá Lễ tịch Điền của Huế, nếu đến Huế vào đúng dịp tháng 5 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội thể hiện tinh thần trọng nông của các bậc vương tử từ cổ chí kim. Lễ tịch Điền do đích thân nhà vua khai mạc. Theo sử sách, từ thời Đại Việt, vào đầu mùa xuân năm 987, vua Đại Hành đã thích thân thực hiện lễ cấy tịch điền nhằm động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất. Đây cũng là lễ hội đầu tiên của nước Đại Việt và tập tục này được lưu giữ đến đời nhà Trần, nhà Nguyễn. Lễ tịch Điền thường có Cày Tịch Điền và Cấy Tịch Điền. Đặc biệt đến thời vua Tự Đức được quy định cụ thể, rõ ràng và nghiêm túc. Lễ hội thường được bắt đầu vào tháng 5 âm lịch, gọi là tháng trọng xuân và cũng là tháng mà người dân ăn tết Nguyên Tiêu. Ngày và giờ cử hành lễ được cả Bộ lễ của triều đình xem xét cẩn thận và trình lên nhà vua từ cuối tháng 4. Địa dư chí Thừa Thiên Huế còn ghi rõ lễ hội được chuẩn bị trước 5 ngày. Trong những ngày này, các nhân viên, kỳ lão nông phu, ca sinh,… phải có mặt đầy đủ tại sở ruộng Tịch Điền dưới sự điều khiển của quan viên bộ Lễ. Trước 1 ngày, quan phủ Thừa Thiên phái thuộc hạ đến Võ Khố nhận roi, cày, cùng thóc, thúng và các vật dụng khác. Sau đó cung nghinh tới án vàng trước thềm điện Cần Chánh, báo cáo cho bộ Hộ rõ để trình vua và “rước vua thân hành duyệt đồ cày”. Đến đúng ngày lễ, bộ Lễ cùng với phủ Nội Vụ, Võ Khố sắp xếp bàn thờ rồi rước vua làm lễ. Đúng canh 5, sau ba hồi trống giả vang động một góc trời, trâu vàng, trâu đen, kỳ lão nông phu đồng trang phục cùng cày,  bừa phải có mặt tại vị trí đã định.  Dàn ca sinh cũng bắt đầu cất lên bài ca về lúa. Hai bên bờ sở ruộng Tịch Điền còn có người cầm cờ ngũ sắc. Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, nhà vua được long trọng đưa kiệu đến làm lễ trang nghiêm. Sau khi làm lễ xong, các quan bắt đầu dâng cày, dâng roi cày. Nhà vua tay phải cầm cày, tay trái cầm roi bắt đầu cày ruộng. Phụ giúp có 2 kỳ lão nông phụ dắt trâu và 2 người đỡ cày. Nhà vua cày ba lượt giữa tiếng nhạc trầm vang. Sau đó các hoàng tử, thân công cày 5 lượt, cày quan viên văn võ cày 9 lượt. Sau khi hoàn thành các nghi lễ cũng như nghi thức cày tịch Điền, nhà vua ban hành lễ thưởng cho các kỳ lão nông phu và toàn thể được nhà vua ban cho bữa yến tiệc.

Sau lễ các trâu vàng, trâu đen được giao cho phủ Thừa Thiên chăm nuôi. Cày, roi, thúng được giao cho Võ Khố cất giữ. Lúa gieo ở ruộng Tịch Điền giao cho nông phu xã Phú Xuân chăm bón, thu hoạch lúa dưới sự quản lý của quan phủ. Số lúa đó được chọn làm giống cho mùa sau. Số còn lại làm bánh lễ cúng tế trời ở đàn Nam giao và các miếu. Vốn là một đất nước thuần nông nghiệp nên lễ hội Tịch Điền không chỉ riêng ở Huế mà còn nhiều nơi khác. Ở Miền Tây còn có lễ “Ăn mừng lúa mới” sau mỗi mùa thu hoạch lúa. Nhưng có lẽ chỉ có Huế còn mang đậm dấu ấn của lễ Tịch Điền thời xưa.

Đã từ lâu Huế được biết đến như một địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Ngoài những cảnh đẹp nổi tiếng hữu tình thơ mộng vốn từ lâu đã được ghi vào cẩm nang du lịch Huế của riêng mỗi người thì giờ đây, có lẽ bạn nên bổ sung vào cẩm nang đó các lễ hội của đất cố đô, đặc biệt là lễ tịch Điền như ghi lại dấu ấn của “ba đường dẫn lối khuyên cày cấy” của các vị vua trong các triều đại trước.

[relatedbox title="Tham khảo thêm"]

Những món ăn ngon ở Huế

[/relatedbox]

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook