Đặt Tour: 0902 107 107

Ý nghĩa lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng” ở Lào Cai

le-hoi-nhan-song-va-nao-song-o-lao-cai1Lào Cai vốn là vùng đất du lịch nổi tiếng với nhiều thắng cảnh núi non hùng vĩ, nhất là điểm du lịch Sapa rất hấp dẫn với du khách. Nơi đây còn là vùng đất của nhiều dân tộc sinh sống, nên văn hóa của vùng khá phong phú với rất nhiều lễ hội mang đậm bản sắc riêng và có giá trị văn hóa quan trọng. Trong các lễ hội phải kể đến lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng” của Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải ở Tả Van – Sa Pa.

le-hoi-nhan-song-va-nao-song-o-lao-cai

Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng” ở Lào Cai

Lễ hội trước khi bắt đầu thì người Dao đỏ chuẩn bị đồ cúng lễ là một con lợn. Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt.

Ngày làm lễ, mỗi hội gia đình cử từ một hay hai người nam giới đi dự. Người đi dự lễ đều mặc quần áo đẹp, mang theo nửa lít rượu và một bát gạo, nét mặt hồ hởi tiến vào khu rừng hay bị phá nhất. Địa điểm họp có khi cũng chọn ngôi nhà gần khu rừng bị phá.

Khi mọi người đến đông đủ, dân làng bầu ra một người làm gốc, người đứng đầu trông coi rừng trong năm. Người này phải là người có sức khoẻ, giỏi lý lẽ, hiểu biết lệ tục. Sau khi được bầu thì người này làm lễ cúng thần thổ địa “Thủ Ti” - Vị thần cai quản cộng đồng làng. Sau đó ông ta trịnh trọng đọc quy ước của làng.

Sau khi đọc xong một điều quy định, đại diện các gia đình thảo luận. Cuối cùng là tổng hợp các ý kiến thành quy ước riêng của làng về bảo vệ rừng, mọi người dân trong làng Giàng Tả Chải đều có trách nhiệm thực hiện. Quy ước của làng đã được “Thiêng” hoá vì có sự chứng kiến, công nhận của thần thổ địa.

Trong niềm vui thống nhất được quy ước, mọi người đều ăn chung một bữa ăn cộng đồng. Thịt, cơm bầy ra lá rừng, rượu uống bằng ống bương nhưng mọi người đều hân hoan trong niềm vui chung của cả làng.

Trong cẩm nang du lịch Sapa Lào Cai, du khách sẽ được biết khá nhiều lễ hội, nhưng lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng là hai trong số những lễ hội rất được chú ý. Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng” của người Dao đỏ là một lễ hội ý nghĩa với ước mong bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau...

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook