Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội Kỳ Yên ở Cần Thơ

Theo tour miền Tây ghé lại Cần Thơ và tham dự lễ Kỳ Yên thì chắc hẳn bạn sẽ khám phá được nhiều điều thú vị về “sắc thần” và “ấn kiếm”, những biểu tượng và cũng là linh hồn của ngôi đình ở đây. Cứ đến mỗi kỳ hội đình cũng là dịp mà du khách khắp nơi yêu thích văn hóa làng, đều mong muốn tìm về Cần Thơ tham gia hội đình và nghe hát bội.

Lễ Kỳ Yên  thường được tổ chức tầm khoảng giữa tháng 3, tháng tư âm lịch. Cá biệt, cũng có nơi cúng vào tháng Bảy âm lịch và tháng 11 âm lịch. Trong chuyến du lịch Cần Thơ 2 ngày 1 đêm đúng dịp, nếu tranh thủ ít thời gian tham gia lễ Kỳ Yên hẳn là một điều vô cùng thú vị. Lễ hội quá quen thuộc với người Miền Tây nói chung và miệt  Cần Thơ nói riêng nhằm  cầu an và để tỏ lòng tôn kính đối với Thành Hoàng, vị thần đã bảo hộ cho dân làng một năm làm ăn nhiều thuận lợi.


le-hoi-ky-yen

Lễ hội Kỳ Yên


Ngoài ra còn có lễ Thượng Điền và Hạ Điền. Tuy nhiên, do nghi thức lễ Thượng Điền, Hạ Điền và Kỳ Yên giống nhau nên hầu hết các đình ở Cần Thơ đã gộp lại thành một để cúng chung. Những kỳ lễ này mang ý nghĩa rất quan trọng với đời sống người dân Miền Tây nên được tổ chức rất quy mô, long trọng. Long trọng nhất có lẽ là lễ rước “sắc thần” của đình. Đối với đình làng, “sắc thần” và “ấn kiếm” là những bảo vật linh hồn của ngôi đình.

Bởi lẽ đây là biểu tượng được vua ban phát. Theo nhiều tài liệu cho rằng: “Sắc thần là một tờ giấy súc khá tốt, dai, khổ giấy từ 1m20 đến 1m50 với chiều dài, từ 0,50m đến 0,60m với chiều rộng, dày, màu vàng. Mặt giấy có in nền chìm bằng dụ ngân hình rồng ẩn trong mây, chung quanh có khung hồi văn chữ vạn, nên gọi long đằng chỉ (giấy hình rồng dùng để sao chép), hoặc chữ đinh hay hoa lá dây chéo nhau. Mỗi sắc thần thường có từ 5 đến 11 hàng dọc, chép từ phải qua trái. Dòng cuối cùng đề niên hiệu, tháng, ngày cấp sắc.

Ấn vàng của nhà vua dùng son phụng màu đỏ đóng lên hàng chữ đề niên hiệu, ngay giữa dòng chữ này, kể từ chữ (niên) trở xuống, ấn hình vuông, có bốn chữ viết theo lối triện là Sắc Mệnh Chi Bửu”. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều câu chuyện xung quanh việc đánh cắp “Sắc thần”. Và một ngôi đình mà không có “sắc thần” thì cũng gần như một nhà không có chủ và không được công nhận. Vì thế, ngày xưa “sắc thần” thường được để trong nhà của hương chức hoặc những người trong ban tế lễ. Những người này phải là những người có uy tín và phẩm hạnh  mới xứng đáng được cất giữ sắc thần.

Nghi lễ thỉnh sắc thần thường được bắt đầu bằng một hồi trống để báo cho dân làng biết để bày hương án hai bên đường làm lễ tạ ơn. Sau đó là chiêng, trống được gióng lên để báo hiệu giờ rước bắt đầu. Chiêng, trống dẫn đầu đoàn rước. Kế đến là những người trong ban tế tự. Kế đến là hai viên chức của làng với một người ôm ấn kiếm của thần và người kia bưng dàn lỗ bộ nhỏ. Tiếp theo là những người ăn mặc như lính hầu đi hai bên. Mỗi bên khoảng từ 4 đến 5 người tay cầm cờ, phướn, đao, kiếm, thương,…Nếu rước bằng đường thủy thì có thêm bè thủy lục, rước bằng đường bộ thì có thêm long đình.

Lại nói về bè thủy lục là một chiếc bè lớn được ghép từ 2 đến 3 chiếc bè. Bè thủy lục được trang  trí lồng đèn, đặt kiệu đỏ và có cả múa lân biểu diễn. Điều quan trọng là có cả hộp đựng “sắc thần” , nhạc lễ, các quan chức trang nghiêm hầu “sắc thần”.

Long đình vốn là một ngôi đình thu nhỏ, thường làm bằng gỗ và được sơn son thếp vàng. Long đình đặt trên bàn do bốn người ăn mặc như lính hầu khiêng kiệu. Đi sau bè thủy lục hoặc long đình là những người khiêng kiệu và các thành viên trong hội đình. Theo nghi thức thì khi đám rước vào tới nơi đặc sắc thần thì các vị chức sắc vào tế một tuần hương, ba tuần rượu  và đọc một bài văn tế. Sau khi hết bài văn tế, người đứng đầu bưng hộp sắc thần trao cho chánh hội. Sau đó đích thân ông chánh hội mang hộp “sắc thần” đặt vào long đình hoặc đưa xuống be thủy lục để rước về đình. Khi về đến đình, các vị chức sắc đình lại tế một tuần hương, ba tuần rượu và một tuần trà để thỉnh sắc thần vào đình. Kế đó, các chức sắc đình tiếp tục dâng để ra mắt thần. Dân chúng đến lễ bái, dâng hoa quả, bánh trái và góp tiền để ủng hộ đình tế lễ kỳ yên. Sắc thần được để tại đình trong 3 ngày lễ sau đó lại đưa về nơi cất giữ gọi là hồi sắc. Nghi lễ hồi sắc cũng là một tuần hương, ba tuần rượu và một tuần trà cùng với bài văn tế hộ tống. Khi sắc thần đến nơi cất giữ lại phải hành lẽ an vị với một tuần hương, ba tuần rượu và một tuần trà. Sau đó đám rước mới kết thúc.

Và hầu như trong mỗi hội đình của Miền Tây , đặc biệt là lễ lớn Kỳ Yên thì không thể thiếu hát bội. Và hát bội được xem là nghệ thuật đình chùa của miền Tây. Với lễ Kỳ Yên, không những chỉ có hát bội mà còn có khách mời đến dự. Các vị khách này sẽ được tham gia hội đình và thưởng thức những vở hát bội với nội dung và diễn xuất thú vị và ý nghĩa.

Được tham gia lễ Kỳ Yên là vinh dự  của nhiều người. Đó cũng là một trong những kinh nghiệm du lịch Cần Thơ. Kinh nghiệm đó như muốn mách cho bạn rằng nếu du lịch Cần Thơ vào dịp lệ hội, nhớ ghé tham dự lệ hội Kỳ Yên mà xem hội cầu an.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook