Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn ở Bình Định

Theo cẩm nang du lịch Bình Định, Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn ở Bình Định được tổ chức vào những ngày đầu xuân (mùng 4, mùng 5 Tết). Lễ hội diễn ra tại Bảo tàng Quang Trung thuộc thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn là lễ hội được đánh giá lớn nhất Việt Nam trong những ngày đầu năm mới. Ngoài ra, đây còn là lễ hội mang ý nghĩa to lớn, nhằm tưởng nhớ đến vua Quang Trung và kỷ niệm chiến thắng trận Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy.

le-hoi-dong-da-binh-dinh

Lễ hội Đống Đa ở Bình Định

Dọc hành trình du lịch Việt Nam, nếu tìm hiểu về văn hóa lễ hội ở các địa phương nói chung, bạn sẽ thấy Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn cho đến nay vẫn bảo toàn được các nghi thức truyền thống. Chính các nghi lễ này đã góp phần chuyển tải giá trị lịch sử đến với tất cả những người tham gia lễ hội. Mở đầu ngày lễ là nghi thức lễ tế. Lễ tế được tổ chức tại điện Tây Sơn trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người. Trong lễ tế, nghi thức đọc sớ tế càng tăng thêm phần long trọng khi được phụ họa từ những dàn kèn trống âm vang, cờ lọng ngập tràn trong tầm mắt.

Sau lễ tế là chính thức bước vào phần hội trong lễ hội Đống Đa – Tây Sơn. Xuyên suốt 2 ngày lễ hội, bản hùng ca ôn lại lịch sử nhà Tây Sơn cùng các chiến công vang dội luôn được xướng lên, khiến người tham dự như cảm giác được mình đang có mặt trong thời gian lịch sử ấy. Không khí hừng hực đó như tiếp thêm lửa cho các hoạt động văn hóa như: đua thuyền, hát tuồng, đấu vật…

Và thu hút đông đảo người xem nhất trong lễ hội Đống Đa – Tây Sơn chính là các tiết mục nhạc võ Tây Sơn. Nhạc võ Tây Sơn là một phần anh linh trong văn hóa cổ truyền Bình Định. Những người biểu diễn võ thuật đều là các tên tuổi lớn trong làng võ, có tâm huyết và võ công thượng thừa. Khi màn nhạc võ Tây Sơn bắt đầu, người xem vỗ tay tán thưởng hân hoan, sau đó hồi hộp thót tim trước tinh hoa của từng đường quyền, cước. Hầu hết các điểm mạnh trong võ thuật Bình Định đều được các võ sư biểu diễn, không một chút che giấu. Tuy nhiên, đã mãn nhãn với màn nhạc võ công phu nhưng người xem vẫn chờ đợi một tiết mục không thể thiếu. Nếu thiếu màn trình diễn này thì không còn là lễ hội Đống Đa – Tây Sơn nữa. Chúng ta đang nhắc đến màn trình diễn tái hiện trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung và quân lính, làm tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. Tiết mục này ngoài sự góp mặt của các nghệ sĩ đóng vai vua, quan, lính, giặc… còn quy tụ được dàn diễn viên động vật hùng hậu như: ngựa chiến, voi chiến… làm không khí sục sôi hơn bao giờ hết.

Sau những tiếng kèn trống, tiếng khua chiêng múa kiếm đã dừng thì lễ hội Đống Đa – Tây Sơn cũng khép lại. Tuy thế, trong lòng của những người con quê hương Bình Định lẫn những du khách đi tour Bình Định có dịp tham dự lễ hội, chắc chắn sẽ cảm nhận giá trị của lễ hội cổ truyền này như còn âm vang mãi.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook