Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế ở Hà Nội

Tour du lịch Hà Nội có rất nhiều hành trình được tổ chức vào các dịp lễ hội. Lễ hội Hà Nội chắc hẳn không quá xa lạ với du khách trong và ngoài nước bởi Hà Nội là mảnh đất của nền văn hóa Việt. Một trong những lễ hội thu hút du khách có dịp đến Hà Nội đúng thời điểm chính là Lễ hội đền Chùa xã Cổ Nhuế, với thời gian mở hội từ ngày 30 đến ngày 1/8 âm lịch kỷ niệm ngày giỗ công chúa Túc Trinh.

hoi-lang-co-nhue

Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế ở Hà Nội

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, ở Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm có chùa Anh Linh và đền Chúa. Đây là hai di tích văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Mông Nguyên. Làng Việt Cổ xã Cổ Nhuế được thành lập có công lao của công chúa Túc Trinh, đã đóng góp rất nhiều trong việc lập ấp, chiêu dân. Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế chính là ngày kỷ niệm giỗ của công chúa Túc Trinh để tưởng nhớ công lao của nàng.

Công chúa Túc Trinh là con gái của vua Trần Thánh Tông (1240 – 1290). Nàng đã rời cung điện để ra vùng Tây Bắc kinh thành Thăng Long. Tại đây, công chúa bỏ tiền bạc ra để cấp vốn cho dân nghèo dựng nhà, vỡ đất cấy cày, phát triển sản xuất. Sau đó khi đã lập làng Cổ Nhuế, công chúa Túc Trinh tiếp tục đến làng An Hội, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm làm những việc cứu giúp dân lành.

Với công lao to lớn đó, nhân dân hai làng An Hội và Cổ Nhuế hằng năm đều tổ chức ngày giỗ để tưởng nhớ công chúa Túc Trinh. Ngày mùng 1/8 âm lịch vào lúc giờ Tý, người dân sẽ làm lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục được một vị bô lão trong làng đảm trách. Bô lão trang phục chỉnh tề, đầu đội khăn xếp, chân đi hài vân sảo, áo dài quần trùng tất cả đều màu đỏ. Thay mặt cho cả làng, bô lão sẽ thực hiện các điều như ăn chay trường một tháng, không ngủ chung với phụ nữ giữ mình trong sạch… Nước làm trong lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu cùng ngũ vị hương. Trước khi thực hiện nghi lễ, bô lão rửa tay gọi là quán tẩy và vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, lên đầu và hai tay, nghi thức ấy gọi là tẩy uế. Sau đó, các đồ mã cũ của Chúa Bà sẽ được mang đi đốt để dâng y phục mới. Y phục cũ của Chúa Bà thường được người dân trọng trọng xin lại để làm vật tin trong nhà. Người dân tin rằng điều đó sẽ giúp gia đình khỏe mạnh, bình an, làm ăn phát đạt, còn trẻ con thì mau lớn, không bệnh tật. Kết thúc nghi thức mộc dục thì đến lễ cúng thức, chủ tế sẽ kính cẩn đọc chúc văn với nội dung ca ngợi đức độ, công lao của công chúa Túc Trinh đối với làng ấp, cầu mong Chúa Bà sẽ ban phước lành, bình yên cho nhân dân.

Trong lễ hội nếu tham gia bạn sẽ được thấy lễ vật dâng cúng Chúa Bà là hương, hoa, trà, quả. Lễ cúng thực có cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau đó còn có chè kho, chè lam và kẹo lạc. Tất cả đều đủ đầy và rộn rã không khí lễ hội mang nét đẹp đặc trưng trong văn hóa Hà Thành từ lâu, vẫn còn đó qua thời gian mà bạn khó lòng tìm kiếm thấy điều tương tự ở nơi khác.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook