Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội Chol Chnam Thmay ở Châu Đốc An Giang

Hằng năm, đến giữa tháng Tư Dương lịch, đồng bào Khmer ở Châu Đốc An Giang nói riêng và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ nói chung rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội Chol Chnam Thmay, một lễ hội cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer. Theo kinh nghiệm du lịch Châu Đốc của nhiều người, đây là một lễ hội tuyệt vời nếu như bạn có cơ hội tham gia.

Có thể nói rằng vùng đất An Giang là nơi tập trung nhiều lễ hội đặc sắc. Theo tour Châu Đốc 2 ngày 1 đêm bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về kho tàng lễ hội của vùng đất này. Không chỉ nổi tiếng với lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer An, Giang còn có nhiều lễ hội khác như lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội hát Gi, hay lễ Ramadan của người Chăm.


le-hoi-chol-chnam-thmay

Lễ hội Chol Chnam Thmay


Trở lại với lễ hội Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu nét độc đáo trong đời sống văn hóa của bà con Khmer. Nếu người Kinh có Tết Nguyên Đán thì người Khmer có lễ hội Chol Chnam Thmay. Lễ hội Chol Chnam Thmay còn được gọi là “Tết năm mới” hay “Lễ chịu tuổi”. Lễ hội bắt đầu vào ngày 14, 15 và 16 tháng Tư dương lịch theo lịch của người Khmer. Ngày đầu tiên của lễ hội cũng chính là thời gian kết thúc năm cũ và bắt đầu đón năm mới. Cũng giống như người Kinh, đây là dịp để bà con Khmer có dịp nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động vất vả. Trong 3 ngày tết, hầu như nhà nhà đều mang lễ vật tới chùa thắp hương cầu nguyện với trời, phật để cầu cho một năm mới bình an, sung túc. Tại các gia đình, bà con cũng trang hoàng cho ngôi nhà của mình cùng đón Tết. Trên bàn thờ tổ tiên được trưng bày nhiều loại bánh mứt như bánh tét, bánh gừng và nhiều loại bánh truyền thống khác của đồng bào dân tộc.

Nếu có cơ hội đến thăm gia đình Khmer trong ngày Tết, bạn sẽ có dịp được thưởng thức món bánh tét làm từ gạo nếp với nhân đậu tương mang hương vị Khmer đặc trưng. Một điều quan trọng với người Khmer đó chính là tín ngưỡng. Họ rất tôn sùng tín ngưỡng của mình. Vào dịp này, nhiều gia đình cũng tranh thủ làm lễ xuất gia cho con cháu trong nhà bởi theo họ, đây là thời điểm có ý nghĩa cho việc tu hành.

Ngày đầu năm mới, dân làng mặc quần áo đẹp, chọn giờ lành  mang theo lễ vật, nhang đèn vào chùa làm lễ rước Đại Lịch Maha Sangkran", đồng thời diễu hành ba vòng chung quanh chính điện để đón chào Chư Thiên (Têvađa). Vào sáng của ngày Tết thứ hai, bà con mang gạo, thóc vào chùa đổ thành đống trước chánh điện để cầu xin năm mới được mùa, sung túc. Tùy vào điều kiện từng gia đình, bà con có thể mang ít hoặc nhiều nhưng điều quan trọng với họ là tấm lòng hướng về trời phật. Vào ngày thứ 3 của lễ hội Chol Chnam Thmay, tại các chùa của đồng bào diễn ra nghi thức tắm phật để tỏ lòng biết ơn trời phật. Từ sáng sớm tinh mơ, các phật tử mang Khmer mang hoa quả và thức ăn vào chùa dâng cho các vị sư.

Theo phong tục, sau khi các sư “thực” xong thì cũng là nghi thức tắm phật bắt đầu. Các vị sư sẽ dùng những cành hoa để vẫy lên tượng phật nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát. Các phật tử cùng khấn nguyện cầu cho dân làng được dồi dào sức khỏe, cầu cho phum, cho sóc được an lành,…Buổi chiều, bà con đọc kinh cầu nguyện  cho các vong linh người thân được siêu thoát, và ước mong năm mới gia đình gặp được nhiều điều may mắn, vui vẻ bình an và hạnh phúc.

Nếu bạn yêu thích khám phá lễ hội đặc biệt là lễ hội Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer, các trang  web du lịch sẽ cung cấp cho bạn khá đầy đủ về những hình ảnh sinh động của lễ hội cũng như những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer tại An Giang, cũng như các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Qua đó bạn dễ dàng nhận thấy, Lễ hội “Tết năm mới” của  bà con Khmer đã góp phần tạo nên nét văn hóa đa dạng của đồng bằng Nam Bộ thu hút nhiều du khách gần xa.

[relatedbox title="Tham khảo thêm"]

Những món ăn ngon ở Châu Đốc

[/relatedbox]

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook