Đặt Tour: 0902 107 107

Làng dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Nằm cách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định chưa đến 100 km, Hà Ri là địa bàn tập trung nhiều bà con dân tộc Ba Na. Đây cũng là điểm tham quan Bình Đình được đông đảo du khách biết đến vì có làng dệt thổ cẩm nổi tiếng. Làng dệt thổ cẩm Hà Ri mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, là nơi thích hợp để du khách thực hiện chuyến du lịch đầy ý nghĩa.


lang-det-tho-cam-ha-ri

Làng dệt thổ cẩm Hà Ri

Du lịch Bình Định, ghé thăm Hà Ri mới thấy, làng nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na là một làng nghề đúng chất truyền thống. Người Ba Na không chuộng việc mua sẵn các sợi bông ở chợ để về dệt vải thổ cẩm, họ thực hiện quy trình dệt thổ cẩm rất công phu. Vào tháng 3, tháng 4 bà con Ba Na sẽ tiến hành trồng bông trên rẫy. Sau đó họ chăm sóc cây bông đến tận 5, 6 tháng sau cho đến khi cây bông thu hoạch được. Đồng bào dùng quả của cây bông để phơi khô rồi kéo ra quay thành sợi. Các sản phẩm được dệt từ vải bông rất đáng giá, hoa văn thanh tú, mặc vào thấy nhẹ và thấm hút tốt. Tuy nhiên, làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri còn dệt nhiều loại vải thổ cẩm với nguyên liệu khác, trong đó có cây gai.

Đối với dệt thổ cẩm từ cây gai, họ lấy dao nhọn cạo đi lớp vỏ của cây gai, đập dẹp rồi đem phơi khô. Khi gai đạt độ khô hoàn hảo thì tiến hành xé sợi rồi xoắn sợi lại với nhau mang đi ngâm nước vo gạo đến khi các sợi bện chặt vào nhau. Cuối cùng là công đoạn ngâm màu cho sợi. Sau khi ngâm màu, bà con làng nghề đã có trong tay các nguyên liệu sợi dệt thổ cẩm thật chất lượng, đảm bảo cho ra đời các sản phẩm mang đậm nét văn hóa của bà con Ba Na ở Bình Định.

Sản phẩm được ưa chuộng nhất ở làng dệt thổ cẩm Hà Ri là chăn bông và vải thổ cẩm may áo cho phụ nữ. Có dịp du lịch đến làng thổ cẩm Hà Ri, du khách nhất định phải mang về cho mình ít nhất 1 – 2 sản phẩm thủ công tinh xảo này. Hoa văn trên vải dệt có màu chủ đạo là màu đen, các khối họa tiết chủ đạo có hình đường cong, đường thẳng hoặc hình tam giác, rất phù hợp để chị em mặc vào các dịp hội hè.

Hiện nay, trước tốc độ phát triển của ngành công nghiệp dệt may, sản phẩm thổ cẩm của làng nghề Hà Ri có phần khó khăn hơn. Thấy được điều đó, chính quyền địa phương cũng đã có các chương trình, định hướng phát triển và giới thiệu rộng rãi hơn sản phẩm truyền thống này đến nhiều khu vực trong và ngoài nước thông qua các hội chợ hay các chương trình xúc tiến thương mại.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook