Đặt Tour: 0902 107 107

Độc đáo nét kiến trúc chùa Xiêm Cán, Bạc Liêu

Nếu một lần có dịp du lịch miền Tây, bạn đừng quên một lần ghé tham quan chùa Xiêm Cán. Đây là một trong số những ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo nhất ở tỉnh Bạc Liêu từng làm say mê nhiều du khách.

1. Chùa Xiêm Cán và những thông tin cơ bản

1.1 Chùa Xiêm Cán nằm ở đâu?

Được xây dựng từ thế kỷ XIX, chùa Xiêm Cán Bạc Liêu mang nét kiến trúc của Angkor của người Campuchia. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy qua các họa tiết chạm trổ trên mái vòm, cột và cầu thang.


xiem-can-hiep-thanh

Chùa Xiêm Cán


Hầu hết các ngôi chùa Khmer đều quay về hướng Đông – đây là hướng tu hành của Phật tổ (đi từ Tây sang Đông) và chùa Xiêm Cán cũng không ngoại lệ.


chua-xiem-can-khomer

Chùa Xiêm Cán nằm ở xã Hiệp Thành


Cụ thể chùa nằm ở địa chỉ xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu. Sự uy nghi của nơi đây chính là đặc trưng độc đáo làm nên sự hấp dẫn cho địa điểm này.

1.2 Hướng dẫn chi tiết đường đến tham quan

Nằm trên con đường tập trung nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán tọa lạc tại quốc lộ DT31, rất thuận lợi cho việc di chuyển. Bắt đầu từ nhà công tử Bạc Liêu, du khách đi thẳng đến ngã tư giao với đường 31, đoạn này rẻ trái hướng vườn nhãn cổ Bạc Liêu là đến chùa Xiêm Cán.


dia-chi-chua-xiem-can

Chùa tọa lạc ở quốc lộ DT31


1.3 Vài nét lịch sử về chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu tầm 7km, chùa Xiêm Cán được xemm là một trong những trung tâm văn hóa đặc sắc của tỉnh Bạc Liêu nói chung và cộng đồng người Khmer sinh sống ở đây nói riêng. Hướng theo lối Phật giáo Nam Tông, có thể nói chùa là dấu mốc kiến trúc, tín ngưỡng, văn hóa tuyệt hảo khu vực Tây Nam Bộ. Trong các tour du lịch miền Tây 2 ngày, nơi đây xứng đáng là điểm dừng chân đáng để bạn ghé đến tham quan


chua-xiem-can-bac-lieu

Chùa được xây dựng vào năm 1887


 Dựa vào ghi chiếu trên bia đá được viết bằng văn tự tiếng Khmer thì thời điểm khởi công xây dựng chùa là vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887. Buổi đầu chùa có tổng diện tích là hơn 4500m2.


chua-xiem-can-nam-o-dau

Ông Nên và bà Ngét chính là 2 người đầu tiên khởi công xây dựng chùa

Tour du lịch Miền Tây Côn Đảo 4 ngày 3 đêm khách đoàn

-8%

Tour du lịch Miền Tây Côn Đảo 4 ngày 3 đêm khách đoàn

Xe du lịch,Tàu cao tốc

3,590,000đ

Xem chi tiết

Mở đầu cho quá trình xây dựng chùa là vợ chồng ông Nên và bà Ngét - một trong những hộ gia đình có đời sống khả giả ở xóm Phum. Với niềm tin tuyệt đối dành cho tín ngưỡng, ông bà là người có công đầu tiên trong việc khởi công xây dựng Xiêm Cán. Bên cạnh phần vốn bỏ ra nhiều nhất thì ông bà còn nhận được sự giúp đỡ của 30 hộ gia đình khác, kể cả góp công và góp sức, hiến đất xây chùa...


chua-xiem-can

Chùa hoàn thành sau 2 tháng thi công


Chỉ sau quá trình 2 tháng thi công, chùa Xiêm Cán đã chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng. Bà con trong xóm tường tận kinh kệ đến họp bàn rồi mời người có nhân cách tốt đẹp, am hiểu kinh Phật về làm trụ trì chùa. Pháp sư Thạch Mau chính là nhân vật được người dân tin tưởng và trở thành người trụ trì đầu tiên ở chùa Xiêm Cán.


chua-xiem-can-bac-lieu

Chùa được hình thành sau 2 tháng thi công xây dựng


Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu còn có 2 tên gọi khác, đó là Khmer Komphisako (sự sâu xa, uyên bác của trí tuệ nhà Phật) và Komphirsakor Prét Chru (sông sâu). Sau này để dễ gọi hơn, một người Hoa gốc Triều Châu đã dịch sang thành tên Xiêm Cán (giáp nước), ý chỉ địa điểm cạnh bãi bồi ven biển. Thực tế vị trí của chùa trước đây chỉ cách biển 500m, rất gần. Qua sự biến đổi của thời gian, chùa nằm ngay bên vùng bồi của sông nên ngày nay chẳng còn gần thế nữa mà cách tận 5km. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch miền Tây được nhiều bạn trẻ yêu thích.

2. Những dấu ấn kiến trúc ấn tượng tại chùa Xiêm Cán

Chánh điện là tòa nhà chính trong chùa, nằm ở trung tâm khuôn viên trên một nền cao khoảng 1,5 mét. Bên trong chánh điện (sala) mang đậm dấu ấn văn hóa của người Khmer với những hình ảnh trang trí trên nóc có liên quan đến Angkor Wat.


chua-xiem-can-o-bac-lieu

Kiến trúc ở chùa mang đậm dấu ấn Angkor Wat


Trên những cây cột trong điện là các tiên nữ và quái vật mang ý nghĩa như một lời răn dặn các tín đồ Phật tử, phải vượt qua những thử thách trên con đường tu hành chánh quả. Hơn hết, biểu tượng con rắn được đưa vào trở thành một họa tiết trang trí thú vị, dựa theo quan niệm cho rằng đấy chính là biểu trưng cho tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật, khi Người thuần hóa được loài vật hung dữ này. Ở phần chánh điện còn có thờ đức Phật Thích Ca, trên khắp bốn bức tường đều điểm tô, khắc họa về quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật.


xiem-can-bac-lieu

Chính điện ở chùa


Trong khuôn viên của chùa là những hàng cây thốt nốt cao lớn, vươn tỏa những bóng mát như hình chiếc ô dù khổng lồ, thấp thoáng là màu vàng của các mái vòm, cầu thang, tường của chùa càng làm không gian thêm phần thoáng đãng và thanh tịnh. Phần mái chùa có cấu trúc nhiều tầng, nhiều lớp chồng lên nhau, hòa cùng với ngọn tháp cao vút càng tạo nên sự thanh thoát, uy nghi của chùa Xiêm Cán.


chau-xiem-can-o-dau

Màu vàng rực rỡ ở chùa


Nếu nói màu nào chủ đạo trong bức tranh nơi đây, có thể nói rằng màu vàng và đỏ là hai màu rực rỡ bao trùm lên tất cả, dưới ánh nắng như tô điểm vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy của chùa. Đi dạo bên ngoài chùa, bạn sẽ thấy tượng Phật nằm, cây trụ có biểu tượng hình con rắn 5 đầu, tháp chuông cổ cùng với các sala nhỏ. Vào các dịp lễ tết, khi tổ chức các tour miền Tây tết nguyên đán, tour miền Tây lễ 30/4, rất nhiều công ty du lịch đều đưa địa điểm này vào chương trình tham quan của mình.

3. Nét đẹp văn hóa của đồng bào người Khmer

Vào những dịp lễ hội lớn như Ok Om Bok, Chol Chnam, Thmay, Đôn Ta... bạn sẽ cảm nhận được không khí ngày hội vui tươi, rộn ràng của văn hóa Khmer đậm sắc màu đa dạng và cũng hiểu thêm nhiều về nền văn hóa Việt Nam phong phú – đa dạng.


chanh-dien-chua-xiem-can

Nơi đây chứa đựng nhiều văn hóa truyền thống


Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu là nơi chứa đựng những văn hóa truyền thống lẫn phong cách nghệ thuật, kiến trúc độc đáo. Chẳng phải vô lý mà nhiều người sẳn sàng đem tiền bạc, công sức và của cải ra xây dựng chùa. Đối với người dân Khmer tín ngưỡng là điều họ tuyệt đối tin vào, là tập tục tinh thần không thể thiếu.

Tour Du Lịch Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ

-11%

Tour Du Lịch Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ

Xe du lịch

1,550,000đ

Xem chi tiết

le-hoi-chua-xiem-can

Các hoạt động lễ hội diễn ra ở chùa


Để hướng tới cái chân, thiện, mỹ mà người đạo Phật hướng tới, người Khmer có khá nhiều tập tục. Ví dụ như tập tục người con trai lớn lên phải biết theo đạo, vào chùa tu đấy mới là người con hiếu thảo, tu hành nhằm đáp lại công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Khi ở chùa những kinh kệ, điều hay lẽ phải sẽ được các sư thầy giảng dạy. Sau thời gian này, người con trai được hoàn tục trở về và đem những điều bổ ích học được phục vụ cho gia đình và xã hội.


kien-truc-angkor

Kiến trúc Angkor ở chùa Xiêm Cán Bạc Liêu


Bên cạnh đó người Khmer còn nhiều tập tục khác như "Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt". Họ quan niệm rằng nếu linh hồn đã rời xác mà thành tâm, sống thiện lành, lại được nghe niệm kinh Phật mỗi ngày thì sẽ sớm được về miền an vui, tới được cõi niết bàn.

Chùa Xiêm Cán không chỉ là điểm đến du lịch Bạc Liêu nổi tiếng bởi kiến trúc đẹp, độc đáo đơn thuần, mà đây còn là nơi thể hiện rất rõ văn hóa của người Khmer, nơi họ gửi gắm những ước vọng, niềm hy vọng về một cuộc sống bình an, ấm no, đủ đầy. Họ coi nơi đây là nhà, là chỗ dựa tinh thần trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook