Đặt Tour: 0902 107 107

Ghé thăm chùa Ông tại Cần Thơ, ngôi chùa đặc sắc của người Hoa

Là một di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993, chùa Ông tại thành phố du lịch Cần Thơ là nơi tìm đến của rất nhiều du khách. Ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại đất 9 Rồng, mời bạn tìm hiểu về ngôi chùa này nhé!

Chùa Ông Cần Thơ

Tên gốc của ngôi chùa là Quảng Triệu Hội Quán - hội quán của người Hoa tại hai phủ là Quảng Châu và Triệu Khánh, thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.

  • Địa chỉ: số 32, Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều, tỉnh Cần Thơ.


chua-ong

Được công nhận là "di tích lịch sử cấp quốc gia" vào 1993

Nói về cái tên Chùa Ông, người dân nơi đây quen gọi như thế vì trong chùa, ngay tại chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là Quan Công. Một số người dân lại quen gọi là Chùa Bà, bởi vì nơi đây cũng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phật Bà Quan Thế Âm, hai vị Phật bà cứu khổ, cứu nạn trong tâm thức người Hoa. Chùa không nằm biệt lập mà nằm giữa khu dân cư, hòa mình trong quần chúng giống như những ngôi chùa khác của dân tộc Hoa.


chua-ong-can-tho1

Chùa Ông Cần Thơ


Lịch sử chùa và kiến trúc

Chùa được xây dựng vào năm 1894 trên một mảnh đất rộng khoảng 532 m2, xây dựng trong 2 năm, đến năm 1896 thì chùa được thi công hoàn thành. Không giống với một số ngôi chùa Hoa khác, Chùa Ông ở cần Thơ không có tấm bia dùng để ký ghi tên những người đã khởi công xây dựng chùa, niên đại hoàn thành, nhưng tại các mảng được chạm khắc gỗ, hay đôi liễn bình phong, trên lư hương đều có ghi rõ họ tên tác giả, những ai ủng hộ và năm được thực hiện


chua-ong-can-tho10

Kiến trúc độc đáo của chùa Ông Cần Thơ


Có dịp thăm chùa Ông tại các tour tết miền Tây, bạn sẽ thấy chùa Ông được hình thành vào ba thời kì tương ứng với 3 kiểu kiến trúc tại 3 phần điện thờ của chùa. Tại đây, chính điện được thực hiện bởi La Ích Xe, xây dựng vào Thế kỉ XIX. Phần nhà khách do con trai của ông La Ích Xe là La Thành Cơ xây vào cuối nhưng năm thế  kỉ XIX. Khu bếp, còn gọi là nhà khói được xây vào năm 1931, do Hương quan Dương Lập Cang đứng ra xây dựng. Tuy được xây vào 3 thời kì với 3 kiểu kiến trúc khác nhau nhưng chính điều này lại tạo nên nét độc đáo của chùa Ông, tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, có một không hai tại đây.


chua-ong-can-tho2

Quần thể kiến trúc hài hòa


Hầu hết các vật liệu xây dựng đều được chở từ Quảng Đông sang, có niên đại 1896 do các nhà hảo tâm đóng góp. Chùa được xây theo hình chữ Quốc với những phần điện thờ vuông góc với nhau, ở giữa chùa có một khoảng sân trống được gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời), sân này là sân sinh hoạt chung và cũng là nơi lấy ánh sáng cho cả kiến trúc Chùa Ông. 


chua-ong-can-tho3

Giếng trời tại chùa Ông

Chính vì có nét kiến trúc cực kì độc đáo, thế nên ngôi chùa này chính là một trong những địa điểm du lịch Cần Thơ thu hút nhiều khách du lịch nhất. 

chua-ong-can-tho4

Tham quan ngôi chùa người Hoa nổi tiếng ở Cần Thơ


chua-ong-can-tho8

Du khách đến hành hương

Khi ghé thăm Chùa Ông, bạn sẽ bị thu hút bởi các bức phù điêu, chiếm một vị trí cực kì quan trong trong trang trí. Tại đây phù điêu trang trí khắp nơi trên các hoành phi, bao lam, xà ngang, liễn đối, nghệ thuật chạm nổi xuất sắc với nội dung vô cùng phong phú được trích từ các điển tích, lịch sử Trung Quốc, như: Tam quốc chí, Bát tiên, Ngũ Hổ bình tây, Thủy cung, Đông Chu liệt quốc,... Ngoài ra, kĩ thuật chạm chìm cũng vô cùng điêu luyện, thể hiện trong những đề tài ước lệ: mai, lan, cúc, trúc, cá hóa tiên, lưỡng long chầu nguyệt, chim phụng… Xung quanh chùa có bán khá nhiều món ngon Cần Thơ, với các loại bánh chay vô cùng hấp dẫn.

chua-ong-can-tho9

Những nét trạm trỗ độc đáo

Thờ cúng và lễ hội tại Chùa Ông

Ngoài thờ Quan Công, biểu tượng cho sự chính trực và dũng cảm của người Hoa, chùa Ông còn thờ những chư vị bồ tát và thần như Thiên Hậu Thánh Mẫu - đây là vị thần hỗ trợ người Hoa khi di dân trên biển cả, Quan Âm Bồ Tát - vị phật bà cứu khổ cứu nạn và ban phát con cái, Ông Bản - vị thần cai quản đất đai, của cải, phú quý, hạnh phúc,...  


chua-ong-can-tho

Chùa Ông thường tổ chức các lễ hội

Tại Chùa Ông cũng có rất nhiều những ngày cúng bái, vào ngày này dân bản địa và du khách thập phương đổ xô về Cần Thơ để cùng tham dự lễ bái Phật. Người ta sẽ sắm sửa lễ vật mang đến chùa như heo, gà, vịt quay, nhang đèn,... Tùy vào vị Phật mà sẽ có những vật phẩm cúng khác nhau. Phật bà Thiên Hậu sẽ cúng heo quay sơn đỏ, Quan Công cúng chay cùng nhang đèn, Ông Bản thì sẽ là heo sống,...

chua-ong-can-tho6

Du khách hành hương vào ngày lễ

Đặc biệt, chùa ông còn có lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm 1 lần với quan niệm ai sở hữu được chiếc đèn lồng sẽ gặp may mắn và thành đạt. Nếu có cơ hội đến chùa ông vào đúng dịp lễ hội, du khách sẽ cảm nhận được không khí nhộn nhịp, tấp nập người ra vào chùa để thắp nhang, cúng viếng và thành kính dâng hương,...

chua-ong-can-tho5

Lễ hội đấu đèn

Người dân cùng phật tử muôn nơi sẽ tắm gội sạch đến chùa thắp nhang, bái Phật, ngoài ra còn có một số hoạt động dân gian khác như múa lân, sư, rồng, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều, võ thuật,...

Tour Du Lịch Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ

-11%

Tour Du Lịch Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ

Xe du lịch

1,550,000đ

Xem chi tiết

Đến với chùa Ông ở Cần Thơ, bạn sẽ bị thu hút bởi kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa này. Nếu may mắn đi vào những dịp lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào không khí tôn giáo người Hoa hết sức đặc sắc, đừng nên bỏ lỡ bạn nhé!

Kim Ngân

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook