Đặt Tour: 0902 107 107

Đến thăm di tích kênh Vĩnh Tế ở Châu Đốc

di-tich-kenh-vinh-te-o-chau-docKênh đào Vĩnh Tế Châu Đốc là địa điểm du lịch Châu Đốc luôn được nhắc đến trong mọi hành trình đến tham quan Châu Đốc của du khách, bởi tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của nó.

Trong các tour du lịch Châu Đốc nói riênglẫn các hành trình khám phá du lịch miền Tây nói chung, Kênh đào Vĩnh Tế Châu Đốc là một câu chuyện dài đầy cuốn hút du khách từ khi hình thành, đến những giá trị vẫn còn ở hiện tại mà con kênh này mang lại cho cuộc sống của người dân miền sông nước. Kênh Vĩnh Tế nằm ở địa phận của cả hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, được đào song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia với điểm bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc. Kênh Vĩnh Tế Châu Đốc được vua Gia Long cho lệnh đào từ năm 1819 và đến năm 1824 thì hoàn thành, với chỉ huy trực tiếp công trình là danh tướng Nguyễn Văn Thoại còn gọi là Thoại Ngọc Hầu. Kênh Vĩnh Tế có chiều dài hơn 80km    , rộng khoảng 30m và độ sâu trung bình gần 3m. Nhân công để đào kênh lên tới 90.000 dân binh, tổng số ngày công làm việc là khoảng gần 3.500 ngày công. Với quy mô của mình, Kênh Vĩnh Tế có đóng góp cự kỳ lớn lao trong việc phát triển hệ thống giao thông thủy lợi cũng như nông nghiệp, lẫn thương mại và biên phòng của khu vực miền Tây. Cho đến hôm nay Kênh Vĩnh Tế Châu Đốc vẫn có những giá trị của riêng mình và đóng góp không nhỏ trong việc giao thông đường thủy lẫn phát triển kinh tế của người dân sông nước trong thời hiện đại.

kenh-dao-vinh-te-chau-doc

Bình minh trên kênh đào Vĩnh Tế ở Châu Đốc

Các công ty điều hành du lịch khi nhắc đến hoặc đưa khách đến tham quan Kênh Vĩnh Tế Châu Đốc, hầu như đều không quên nhắc nhớ lại những hy sinh to lớn của bao người mới hoàn thiện được con kênh lịch sử. Giá trị to lớn mà con kênh này mang lại cho cuộc sống con người là kết quả của bao khổ cực, bao giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu mà dân binh đã đổ xuống giữa thiên nhiên khắc nghiệt và người đời luôn hằng ghi ơn.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook