Đặt Tour: 0902 107 107

Về Bạc Liêu nhớ Dạ cổ hoài lang, nhớ Cao Văn Lầu

da-co-hoai-lang-cao-van-lau-bac-lieu-1“Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu như sống lại hồn Cao Văn Lầu- Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son một thời để nhớ ngày ấy xa rồi…”. Đó là câu hát nổi tiếng mà có lẽ, cả với những ai chưa từng đi du lịch Bạc Liêu cũng biết đến ít nhất một lần. Về Bạc Liêu là nhắc đến Cao Văn Lầu, người nhạc sĩ tài hoa với bài hát Dạ cổ hoài lang nổi tiếng.

da-co-hoai-lang-cao-van-lau-bac-lieuTừ trung tâm thành phố Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn xinh xắn đến ngã tư rồi đi vào con đường mang tên Cao Văn Lầu, là du khách dễ dàng tìm đến được với khu tưởng niệm của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Khu tưởng niệm là một điểm du lịch Bạc Liêu khá nổi tiếng, là nơi quy tụ du khách về đây để nghe lại những câu chuyện về một người nhạc sĩ tài hoa.

Cao Văn Lầu còn gọi với cái tên thân mật đậm chất miền Tây Nam Bộ là Sáu Lầu sinh năm 1892 tại Long An. Do hoàn cảnh gia đình, ông phiêu bạt nhiều nơi, trước khi dừng chân tại Bạc Liêu như một định mệnh. Từ đây, ông theo học cổ nhạc và bắt đầu bộc lộ tài năng của một nhạc sĩ lớn. Tác phẩm Dạ cổ hoài lang của ông ra đời đã đóng góp rất lớn đối với âm nhạc và nghệ thuật Việt Nam, gắn liền với sự ra đời và phát triển của dòng nghệ thuật sân khấu cải lương sau này.

Khu di tích tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu vốn được xây dựng  trên đất của gia đình cố nhạc sĩ này. Khu tưởng niệm với diện tích gần 2.800m2 được xây dựng với 10 hạng mục. Bước qua cổng tam quan, khu một của cố nhạc sĩ cùng gia đình nằm ở bên tay phải, gồm 4 ngôi mộ xây bằng gạch tô đá mài. Được bố trí thành hai cặp sóng đôi: Bà Trần Thị Tấn (vợ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu), - Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, rồi đến bà Thạch Thị Tài- Nhạc sĩ Cao Văn Giỏi là hai thân sinh của cố nhạc sĩ.

Bên tay trái là nhà trưng bày hiện vật. Ở gian giữa là nhà trưng bày với tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hai bên tường có hai bản Dạ cổ hoài lang cùng vài tác phẩm khác được minh họa bằng nét bút thư pháp trên nền vải hoa.

Đến đây để nghe lại cuộc đời của người nhạc sĩ nổi tiếng, cũng như quá trình phát triển của bản Dạ cổ hoài lang đến bản vọng cổ nổi tiếng của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ. Và lắng nghe lại một đoạn bài hát nổi tiếng này: “ Vào ra luống trông tin nhạn, sao gan dạ quặn đau ới a…”. Bài hát ra đời từ năm 1919 nhưng đến nay cảm xúc, nỗi niềm u uất của hình ảnh người phụ nữ nhớ chồng vẫn thấm sâu vào từng câu, từng chữ…

Cũng tại phòng trưng bày này, còn rất nhiều tư liệu quý gồm những trang phục sân khấu cải lương, một số nhạc cụ cổ nhạc như cây đàn cò của giáo sư Trần Văn Khê, cây đàn guitar của cố nhạc sĩ Văn Giỏi, dàn nhạc lễ, cùng nhiều bút tích của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Đặc biệt, nơi đây còn phục dựng cảnh đờn ca tài tử bằng mô hình sáp rất sinh động.

Bạc Liêu giấc mơ tình yêu đã đi vào tiềm thức với nhiều du khách. Nhắc đến Bạc Liêu là nhắc đến nhạc sĩ Cao Văn Lầu, nhắc đến Da cổ hoài lang. Hãy đến với Bạc Liêu một lần, bên Gành Hào, để nhớ điệu Dạ cổ hoài lang tha thiết, mênh mang.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook