Đặt Tour: 0902 107 107

Chiêm ngưỡng dấu ấn văn hóa – Lịch sử tại chùa Khải Đoan

chua-khai-doan-1Mỗi khi có dịp đi du lịch tham quan ở vùng núi rừng cao nguyên Tây Nguyên, rất nhiều du khách sẽ dễ dàng liên tưởng đến những đồi cao su, cà phê, hồ tiêu xanh mướt, thấp thoáng đâu đó là sắc vàng của hoa dã quỳ vàng tươi....Đến với Buôn Ma Thuột, thành phố nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, thì mọi thứ không hẳn chỉ có thế mà còn nhiều điểm đến đậm dấu ấn văn hóa lịch sử, ví như điểm đến Chùa Khải Đoan chẳng hạn.

chua-khai-doan

Chùa Khải Đoan

Chùa Khải Đoan là điểm tham quan du lịch Đắk Lắk rất giá trị, được xếp vào danh sách danh lam cổ tự của cả nước. Đây là một niềm tự hào đối với người dân tỉnh Đăk Lak. Chùa Khải Đoan là ngôi chùa lớn nhất của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và cả ở Đắk Lăk nói chung. Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn phần chính diện đến năm 1953 thì mới khởi công. Có lẽ bạn sẽ rất thắc mắc tại sao ngôi chùa lại có tên nho nhã đến vậy? Có thể lý giải điều này là, Ý nghĩa được kết hợp từ tên vua Khải Định và vợ của ông là Đoạn Huy hoàng thái hậu. Ngoài ra, chùa còn có tên là Sắc tứ Khải Đoan tự, Chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội. Điểm đặc biệt nhất là chùa Khải Đoan chính là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến.

Thu hút du khách bởi nét kiến trúc khá đẹp, toàn bộ ngôi chùa đều được bao phủ bằng lớp gỗ nâu đen bóng và được kiểu cách thiết kế có sự pha trộn giữa phong cách nhà rường, cung đình Huế và nhà dài bản địa. Cũng như các ngôi chùa khác, ở phía trước cổng chùa Khải Đoan là tam quan, giữa là chính điện, phía sau là hậu tổ. Còn Điện Quan Âm được xây tách biệt với chùa, có hình lục giác, trên 6 cột có trang trí hình rồng mây uốn lượn. Kiểu nhà dài của ngư bởi Ê đê được thể hiện sáng tạo ngay phần mặt trước chùa. Bước vào bên trong chính điện bạn sẽ ngỡ ngàng khi xung quanh là các cột gỗ lim phân bố chằng chịt ở trên mái, nó gợi lên sự vững chãi những không kém phần uy nghi. Trong chính điện được tổ chức ra thành 5 gian để thờ Phật Thích Ca.

chua-khai-doan-2

Chùa Khải Đoan phảng phất nét kiến trúc nhà rường của người Huế

Hướng về phía sau của chùa, bạn sẽ thấy nó có phảng phất nét kiến trúc nhà rường của người Huế. Mỗi khi cần thông báo hay làm lễ thì tiếng chuông chùa lại cất lên, đó là tiếng chuông trống được đặt ở bên ngoài chính điện có khối lượng khoảng 380 kg được các nghệ nhân người Huế đúc bằng đồng vào năm 1954. Như vậy, khi có tầm nhìn bao quát toàn bộ kiến trúc của chùa Khải Đoan, bạn sẽ nhận thấy sự độc đáo, sáng tạo trong phong cách thiết kế của những nghệ nhân thời xưa, họ xứng đáng là những bậc kỳ tài lúc bấy giờ và cả ngày hôm nay. Chùa Khải Đoan cũng là nơi chứng kiến quá trình di dân của cộng đồng người Việt, họ đến đây cư trú và sinh sống, qua đó quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa của cộng đồng người Việt và các dân tộc nơi đây cũng diễn ra mạnh mẽ. Nó được thể hiện rõ nét qua các công trình kiến trúc, ẩm thực... hoặc trong chính nếp sống của tất cả các người dân tại đây. Đến nay, nơi đây cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của đông đảo của tăng ni, người dân, đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn đối với bao du khách trong và ngoài nước.

Có dịp đi tour du lịch Đắk Lăk, chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc tuyệt vời của chùa Khải Đoan, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng, bất ngờ vì sự sáng tạo của người xưa. Theo đó, chuyến du lịch của bạn sẽ thêm phần thi vị hơn, khi vừa có những phút giây thư giãn, thoải mái vừa bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình những tri thức văn hóa – lịch sử đáng quý.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook